<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Đối với những hệ thống tương tác (như các hệ thống chia thời), một số nhà phân tích đề nghị rằng sự thay đổi trong thời gian đáp ứng quan trọng hơn tối thiểu hóa thời gian đáp ứng trung bình. Một hệ thống với thời gian đáp ứng phù hợp và có thể đoán trước được quan tâm nhiều hơn hệ thống chạy nhanh hơn mức trung bình nhưng biến đổi cao. Tuy nhiên, gần như không có công việc nào được thực hiện trên các giải thuật định thời biểu CPU để tối thiểu hóa các thay đổi.
Khi chúng ta thảo luận các giải thuật định thời biểu CPU khác nhau, chúng ta muốn hiển thị các hoạt động của chúng. Một hình ảnh chính xác nên thông báo tới nhiều quá trình, mỗi quá trình là một chuỗi của hàng trăm chu kỳ CPU và I/O. Để đơn giản việc hiển thị, chúng ta xem chỉ một chu kỳ CPU (trong mili giây) trên quá trình trong các thí dụ của chúng ta. Thước đo của việc so sánh là thời gian chờ đợi trung bình.
Định thời biểu CPU giải quyết vấn đề quyết định quá trình nào trong hàng đợi sẳn sàng được cấp phát CPU. Trong phần này chúng ta mô tả nhiều giải thuật định thời CPU đang có.
Giải thuật định thời biểu CPU đơn giản nhất là đến trước, được phục vụ trước (first-come, first-served-FCFS). Với cơ chế này, quá trình yêu cầu CPU trước được cấp phát CPU trước. Việc cài đặt chính sách FCFS được quản lý dễ dàng với hàng đợi FIFO. Khi một quá trình đi vào hàng đợi sẳn sàng, PCB của nó được liên kết tới đuôi của hàng đợi. Khi CPU rảnh, nó được cấp phát tới một quá trình tại đầu hàng đợi. Sau đó, quá trình đang chạy được lấy ra khỏi hàng đợi. Mã của giải thuật FCFS đơn giản để viết và hiểu.
Tuy nhiên, thời gian chờ đợi trung bình dưới chính sách FCFS thường là dài. Xét tập hợp các quá trình sau đến tại thời điểm 0, với chiều dài thời gian chu kỳ CPU được cho theo mini giây.
Quá trình | Thời gian xử lý |
P1 | 24 |
P2 | 3 |
P3 | 3 |
Nếu các quá trình đến theo thứ tự P1, P2, P3 và được phục vụ theo thứ tự FCFS, chúng ta nhận được kết quả được hiển thị trong lưu đồ Gantt như sau:
24 | 27 | 30 |
Thời gian chờ là 0 mili giây cho quá trình P1, 24 mili giây cho quá trình P2 và 27 mili giây cho quá trình P3. Do đó, thời gian chờ đợi trung bình là (0+24+27)/3=17 mili giây. Tuy nhiên, nếu các quá trình đến theo thứ tự P2, P3, P1 thì các kết quả được hiển thị trong lưu đồ Gannt như sau:
0 3 | 6 | 30 |
Thời gian chờ đợi trung bình bây giờ là (6+0+3)/3=3 mili giây. Việc cắt giảm này là quan trọng. Do đó, thời gian chờ đợi trung bình dưới chính sách FCFS thường không là tối thiểu và có sự thay đổi rất quan trọng nếu các thời gian CPU dành cho các quá trình khác nhau rất lớn.
Ngoài ra, xét năng lực của định thời FCFS trong trường hợp động. Giả sử chúng ta có một quá trình hướng xử lý (CPU-bound) và nhiều quá trình hướng nhập/xuất (I/O bound). Khi các quá trình đưa đến quanh hệ thống, ngữ cảnh sau có thể xảy ra. Quá trình hướng xử lý sẽ nhận CPU và giữ nó. Trong suốt thời gian này, tất cả quá trình khác sẽ kết thúc việc nhập/xuất của nó và chuyển vào hàng đợi sẳn sàng, các thiết bị nhập/xuất ở trạng thái rảnh. Cuối cùng, quá trình hướng xử lý kết thúc chu kỳ CPU của nó và chuyển tới thiết bị nhập/xuất. Tất cả các quá trình hướng xử lý có chu kỳ CPU rất ngắn sẽ nhanh chóng thực thi và di chuyển trở về hàng đợi nhập/xuất. Tại thời điểm này CPU ở trạng thái rảnh. Sau đó, quá trình hướng xử lý sẽ di chuyển trở lại hàng đợi sẳn sàng và được cấp CPU. Một lần nữa, tất cả quá trình hướng nhập/xuất kết thúc việc chờ trong hàng đợi sẳn sàng cho đến khi quá trình hướng xử lý được thực hiện. Có một tác dụng phụ (convoy effect) khi tất cả các quá trình khác chờ một quá trình lớn trả lại CPU. Tác dụng phụ này dẫn đến việc sử dụng thiết bị và CPU thấp hơn nếu các quá trình ngắn hơn được cấp trước.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?