<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Nhược điểm của các thiết bị loại này là sức cản thuỷ lực cao và sự tích trữ cặn trong các bộ sàng bằng lưới.
Chất lọcChất côDung dịch ban đầuHình 12.3. Sơ đồ thiết bị dùng màng lọc dạng khung phẳng: 1- Bệ lắp; 2- Thanh giằng; 3- Khu phòng; 4- Đệm xốp; 5- Màng lựa chọn12345 Dung dịch ban đầuChất lọcHình 12.2. Sơ đồ sắp xếp các màng lựa chọn trong thiết bị dạng cuộn12
Các thiết bị khung phẳng. Trong các thiết bị dạng khung phẳng, các bản đỡ có các cơ cấu tiêu nước để tháo chất lọc được bao phủ bởi các màng lựa chọn từ hai phía và được tập trung vào túi. Cho nên giữa các bản đó được tạo nên những rãnh hở để hình thành kênh dẫn dung dịch ban đầu (hình 12.3). Các thiết bị dạng khung phẳng được lắp ráp đơn giản và hoạt động bền. Nhược điểm là sự phân bổ dung dịch đem phân chia giữa các rãnh không đều, mật độ gói thấp và lượng vật liệu cao.
Thiết bị có các sợi rỗng. Các thiết bị trên cơ sở của các sợi rỗng gồm vỏ xilanh, trong đó đặt ống trục hay các sợi rỗng mà không cần ống trụ. Các sợi được phủ kín từ một hay hai đầu sợi bằng các bản làm bằng nhựa epoxit. Các thiết bị trên cơ sở của các sợi rỗng có mật độ gói rất cao. Tuy nhiên các dung dịch được phân chia trong thiết bị cần phải tinh chế sơ bộ, vì hiệu suất của quá trình phân chia phụ thuộc đáng kể vào sự tinh chế sơ bộ của chúng.
Người ta đã chế tạo khối vi lọc như trong hình 12.4, sử dụng các sợi rỗng từ xenluloza axetat và nylon - 12. Thiết bị gồm các bó (mỗi bó có 10000 sợi), sợi rỗng được xếp trong ống xilanh. Độ đặc 10.000 m2/m3. Vách các sợi rỗng thực chất là màng bán thấm. Dưới áp suất, chất lỏng được đẩy vào bó sợi từ một đầu vỏ, còn chất vi lọc thoát ra từ hai đầu cuối của bó sợi.
Thiết bị có năng suất từ 5 đến 1000 m3/ngày.
Dung dịch ban đầuChất lọcChất lọc
Hình 12.4. Thiết bị dùng màng lọc trên cơ sở của các sợi rỗng:
1- Vòng hãm; 2- Bản ; 3- Lưới che chắn; 4- Các sợi rỗng; 5- Bản bằng nhựa epoxit; 6- Đĩa đỡ; 7,10- Đáy; 8- Ống phân phối được đột lỗ; 9- Vỏ bằng sợi thuỷ tinh.
Quá trình siêu lọc được thực hiện trong khối màng dạng khung phẳng. Diện tích bề mặt làm việc của mỗi khối 10 12 m2.
Hình 12.5. Khối siêu lọc Chất thấm Khối siêu lọc (hình 12.5) gồm vỏ hộp 3, trong đó xếp các túi chứa bộ lọc phẳng 5, được phân cách lẫn nhau giữa các đệm có hình dạng đặc biệt 4. Khe rãnh có chiều sâu 1,0 1,5 mm được tạo ra giữa các cặp nối của bộ lọc. Dung dịch được cô chảy qua các rãnh. Để ngăn ngừa sự xê dịch của túi khi hoạt động thường dùng các chi tiết định vị 2, các gờ của các bộ lọc và các đệm phân chia được tì vào đó. Túi được bít kín trong hộp nhờ nắp trên 1. Nắp trước 8 có lắp các đoạn ống để nạp dung dịch ban đầu và tháo chất cô đặc được cố định bởi các chốt 6 qua lớp đệm kín 7 từ phía mặt mút của máy. Đoạn ống để tháo chất thấm được bố trí ở phía sườn của máy.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?