<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Động cơ điện đồng bộ là động cơ có số vòng quay của rô to bằng số vòng quay của từ trường stator. Khi động cơ kéo máy bơm có công suất lớn hơn 200 kW và làm việc trong thời gian dài liên tục thì thường dùng động cơ điện đồng bộ để kéo. Số đôi cực p và tần số tiêu chuẩn f = 50 Hz quyết định số vòng quay của động cơ : n = 60f / p.
Kết cấu của động cơ đồng bộ ( xem Hình 9 - 6 ) phức tạp hơn kết cấu của động cơ dị bộ. Từ thông trong động cơ đồng bộ được tạo thành do bộ kích từ riêng, đó là một máy phát một chiều nhỏ. Để đưa động cơ điện vào làm việc, rô to cần phải quay với vòng quay gần với vòng quay từ trường của stator. Bởi vậy rô to của phần lớn các động cơ điện đồng bộ có đặt cuộn ngắn mạch khởi động phụ, tương tự như cuộn dây rô to của động cơ dị bộ.
Động cơ điện đồng bộ có điện áp 3.000 V, 6.000 V, 10.000 V và hơn. Liên Xô đã chế tạo loại động cơ đồng bộ loại MC, B , B C, BC H ..v.v...
Loại B C ( xem Hình 9 - 6 trang sau ) có kí hiệu như sau: B là động cơ trục đứng, chữ là động cơ, chữ C là đồng bộ, dãy số tiếp theo là đường kính stator ( cm ), dãy số sau dấu gạch chéo là chiều cao lõi thép từ ( cm ), chữ số sau gạch ngang là số cực từ. Loại động cơ này hiện nay đã chế tạo có công suất đạt đến 200.000 kW.
Ví dụ B C 325 / 44 - 16 là động cơ điện đồng bộ trục đứng có đường kính stator là 325 cm, chiều cao lõi thép từ là 44 cm, có 16 cực từ ( 8 đôi cực ).
Loại BC H là loại động cơ đồng bộ trục đứng dùng cho máy bơm nước. Kí hiệu các số sau dãy chữ lần lượt là: cở thân máy, dãy số tiếp sau gạch ngang là cở chiều cao lõi thép từ, con số sau gạch ngang cuối là số cực từ. Ví dụ BC H 15 - 31 - 8 là động cơ điện đồng bộ trục ngang cở thân máy là 15, cở chiều cao lõi thép từ là 31 và có 8 cực từ.
Hình 9 - 6. Cấu tạo của động cơ điện đồng bộ B C- 325/44 - 16.
1- giá đỡ dưới; 2,8 - ổ trục định hướng ; 3- rô to; 4- cực từ; 5- stator; 6- ổ đỡ;
7- thiết bị làm nguội; 9 - kích từ.
Động cơ điện đồng bộ mặc dù có cấu tạo và tự khởi động phức tạp, giá thành cao (thường hơn 20% so với động cơ dị bộ ) nhưng vẫn được dùng rộng rãi trong thực tế vì những ưu điểm sau đây:
- Có khả năng làm việc với hệ số công suất ( cos ) đạt tới 1, do vậy nâng cao được hệ số công suất của mạng và tạo khả năng sử dụng điện kinh tế;
- Hệ số công suất không phụ thuộc vào vòng quay định mức của rô to;
- Động cơ làm việc ổn định khi điện áp trong mạng giao động;
- Góp phần tăng hệ số công suất cos khi tham gia bù đồng bộ trong lưới điện .
Cơ năng do trục động cơ truyền cho trục máy bơm có thể qua các thiết bị khác nhau như: khớp nối đĩa, khớp nối thủy lực, khớp nối điện từ, truyền động đai truyền, truyền động bánh răng ..v.v...
Notification Switch
Would you like to follow the 'Máy bơm và trạm bơm' conversation and receive update notifications?