<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Xem các dấu ngoặc đơn và cặp dấu ngoặc vuông là toán tử

Trong C, cặp dấu ngoặc đơn là toán tử để tăng độ ưu tiên của các biểu thức bên trong nó.

Các cặp dấu ngoặc vuông thực hiện thao tác truy xuất phần tử trong mảng.

Tổng kết về độ ưu tiên

Cao nhất () []
! ~ ++ -- (Kiểu) *&
* / %
+ -
<<>>
<<=>>=
&
^
|
&&
||
?:
= += -= *= /=
Thấp nhất ,

VI.2.9 Cách viết tắt trong C

Có nhiều phép gán khác nhau, đôi khi ta có thể sử dụng viết tắt trong C nữa. Chẳng hạn:

x = x + 10 được viết thànhx +=10

Toán tử += báo cho chương trình dịch biết để tăng giá trị của x lên 10.

Cách viết này làm việc trên tất cả các toán tử nhị phân (phép toán hai ngôi) của C. Tổng quát:

(Biến) = (Biến)(Toán tử)(Biểu thức)

có thể được viết:

(Biến)(Toán tử)=(Biểu thức)

Cấu trúc của một chương trình c

Tiền xử lý và biên dịch

Trong C, việc dịch (translation) một tập tin nguồn được tiến hành trên hai bước hoàn toàn độc lập với nhau:

- Tiền xử lý.

- Biên dịch.

Hai bước này trong phần lớn thời gian được nối tiếp với nhau một cách tự động theo cách thức mà ta có ấn tượng rằng nó đã được thực hiện như là một xử lý duy nhất. Nói chung, ta thường nói đến việc tồn tại của một bộ tiền xử lý (preprocessor?) nhằm chỉ rõ chương trình thực hiện việc xử lý trước. Ngược lại, các thuật ngữ trình biên dịch hay sự biên dịch vẫn còn nhập nhằng bởi vì nó chỉ ra khi thì toàn bộ hai giai đoạn, khi thì lại là giai đoạn thứ hai.

Bước tiền xử lý tương ứng với việc cập nhật trong văn bản của chương trình nguồn, chủ yếu dựa trên việc diễn giải các mã lệnh rất đặc biệt gọi là các chỉ thị dẫn hướng của bộ tiền xử lý (destination directive of preprocessor); các chỉ thị này được nhận biết bởi chúng bắt đầu bằng ký hiệu (symbol) #.

Hai chỉ thị quan trọng nhất là:

- Chỉ thị sự gộp vào của các tập tin nguồn khác: #include

- Chỉ thị việc định nghĩa các macros hoặc ký hiệu: #define

Chỉ thị đầu tiên được sử dụng trước hết là nhằm gộp vào nội dung của các tập tin cần có (header file), không thể thiếu trong việc sử dụng một cách tốt nhất các hàm của thư viện chuẩn, phổ biến nhất là:

#include<stdio.h>

Chỉ thị thứ hai rất hay được sử dụng trong các tập tin thư viện (header file) đã được định nghĩa trước đó và thường được khai thác bởi các lập trình viên trong việc định nghĩa các ký hiệu như là:

#define NB_COUPS_MAX 100

#define SIZE 25

Cấu trúc một chương trình c

Một chương trình C bao gồm các phần như: Các chỉ thị tiền xử lý, khai báo biến ngoài, các hàm tự tạo, chương trình chính (hàm main).

Cấu trúc có thể như sau:

Các chỉ thị tiền xử lý (Preprocessor directives)#include<Tên tập tin thư viện>#define ….

Định nghĩa kiểu dữ liệu (phần này không bắt buộc): dùng để đặt tên lại cho một kiểu dữ liệu nào đó để gợi nhớ hay đặt 1 kiểu dữ liệu cho riêng mình dựa trên các kiểu dữ liệu đã có.Cú pháp: typedef<Tên kiểu cũ><Tên kiểu mới>Ví dụ: typedef int SoNguyen; // Kiểu SoNguyen là kiểu int

Khai báo các prototype (tên hàm, các tham số, kiểu kết quả trả về,… của các hàm sẽ cài đặt trong phần sau, phần này không bắt buộc): phần này chỉ là các khai báo đầu hàm, không phải là phần định nghĩa hàm.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lập trình và ngôn ngữ lập trình. OpenStax CNX. Aug 06, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10886/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lập trình và ngôn ngữ lập trình' conversation and receive update notifications?

Ask