<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Hạt cà phê được bao bọc bởi một lớp vỏ trấu tương đối dày và chắc chắn, thành phần chủ yếu là xenlulo, không có ích cho quá trình tiêu hóa của cơ thể và cũng không có ích cho sự hình thành chất lượng sản phẩm, do đó cần phải loại chúng ra.
Yêu cầu hạt cà phê sau khi xát khô phải giữ được nguyên hạt, lượng hạt nứt, vỡ càng ít càng tốt, do đó cần phải điều chỉnh hiệu suất xát<100 %.
Các thiết bị xát khô được thiết kế dựa trên các tác động cơ học lên nguyên liệu như đập, xé và ma sát, hai loại máy xát khô thông dụng nhất là máy xát khô Engelber và Hanxa, sau đây là sơ đồ cấu tạo của thiết bị xát khô Engelber:
Cũng như lớp vỏ thóc, lớp vỏ lụa không có giá trị cho người tiêu dùng nên cần phải bóc vỏ lụa cho hạt cà phê được bóng, tăng giá trị cảm quan và tránh VSV xâm nhập.
Yêu cầu sau khi đánh bóng hạt cà phê, nhiệt độ của khối cà phê không quá 550 C, tỉ lệ hạt nứt vỡ không quá 1 %. Tỉ lệ vỏ lụa trong cà phê nhân phải đạt 90 % (đối với arabica), 80 % (đối với canephora) và 70 % (đối với excelsa), qui định rằng hạt có 1/2 diện tích bóc vỏ lụa trở lên được xem là hạt sạch.
Thiết bị đánh bóng thường có hai loại, kiểu 1 trục Smout và 2 trục kiểu Okrassa, sau đây là sơ đồ của máy đánh bóng kiểu Smout:
Trên trục của máy đánh bóng gồm 6 cánh xoắn khế , phần đỉnh được mài nhẳn, các cánh khế này có phần cuối cong lại để hạt chuyển động ngược lại, thân máy có bố trí các gờ có chiều nghiêng ngược chiều với chiều xoắn của trục.
Cà phê sau khi đánh bóng là một hỗn hợp gồm: cà phê tốt, cà phê xấu, vỏ trấu, vỏ lụa, cà phê vụn...do đó cầ̀n phải phân loại để đảm bảo được yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn của nhà máy. Trong sản xuất cà phê nhân, người ta thường phải phân loại theo ba phương pháp:
a. Phân loại theo kích thước: sử dụng sàng phân loại gồm sàng tròn hoặc sàng lắc với các lưới sàng có cở lổ khác nhau, hình dạng các lổ cũng khác nhau, nếu phân loại theo chiều rộng hạt người ta dùng lưới sàng lổ tròn hoặc vuông, nếu phân loại theo chiều dày hạt người ta dùng lưới sàng lổ dài...
b. Phân loại theo tỉ trọng: dựa vào sự chuyển động khác nhau của các hạt có tỉ trọng khác nhau trong luồng không khí chuyển động ngược chiều với khối hạt, mục đích của việc phân loại theo tỉ trọng nhằm loại bỏ các hạt xấu, hạt lép kém chất lượng.
Để phân loại theo tỉ trọng, người ta thường dùng hai loại thiết bị, loại nằm ngang và loại thẳng đứng, sau đây là sơ đồ cấu tạo của thiết bị phân loại kiểu thẳng đứng (catador)
Cần chú ý điều chỉnh tốc độ không khí ở ngăn I luôn luôn lớn hơn tốc độ không khí ở ngăn II. Với loại thiết bị này, có thể thu được 3 loại sản phẩm khác nhau.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình hóa học polyme' conversation and receive update notifications?