<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Danh sách

Danh sách là một dãy có phân biệt thứ tự của các phần tử cách nhau ít nhất một khoảng trắng và đặt nằm trong cặp dấu ngoặc đơn ().

Phần tử của danh sách có thể là một nguyên tử hoặc là một danh sách.

Hằng danh sách được mở đầu bằng dấu nháy đơn ‘.

Ví dụ về các hằng danh sách:

  • ‘()Danh sách rỗng, tương đương ký hiệu NIL.
  • ‘(a 5 c)Danh sách gồm 3 phần tử.
  • ‘(3 (b c) d (e (f g)))Danh sách gồm 4 phần tử, trong đó phần tử thứ 2 và phần tử thứ 4 lại là các danh sách.

Biểu thức

Biểu thức là một nguyên tử hoặc một danh sách. Biểu thức luôn có một giá trị mà việc định trị nó theo nguyên tắc sau:

  • Nếu biểu thức là một số, thì giá trị của biểu thức là giá trị của số đó.

Ví dụ:

>25

= 25

  • Nếu biểu thức là một ký hiệu thì giá trị của biểu thức có thể là
  • Được xác định trước bởi LISP (chẳng hạn t có giá trị là T (TRUE) và nil có giá trị là NIL một danh sách rỗng) hoặc
  • Một giá trị dữ liệu của người sử dụng hoặc trong chương trình được gán cho một biến. Biến không cần phải khai báo.

Ví du:

>(setq a 3) ; Gán số 3 cho biến có tên a

= 3

>a ; hỏi giá trị của ký hiệu “a”

= 3

  • Nếu biểu thức là một danh sách có dạng (E0 E1 ... En) thì giá trị của biểu thức được xác định theo cách sau đây:
  • Phần tử đầu tiên E0 phải là một hàm đã được LISP nhận biết.
  • Các phần tử E1, E2, ..., En được định trị tuần tự từ trái sang phải. Giả sử ta có các giá trị tương ứng là V1, V2, ..., Vn
  • Hàm E0 được áp dụng cho các đối V1, V2, ..., Vn. Giá trị của hàm E0 chính là giá trị của biểu thức.

Ví dụ

>(+ 5 3 6)

= 14

>( + 4 (+ 3 5))

= 12

  • Chú ý: Nếu biểu thức dùng hàm QUOTE hoặc dấu nháy đơn sẽ không được đánh giá

Ví dụ:

>‘(+ 1 2)

= (+ 1 2)

Các hàm

Một chương trình của LISP là một hàm hoặc một hàm hợp. Các hàm có thể do LISP định nghĩa trước hoặc do lập trình viên tự định nghĩa.

Một số hàm định nghĩa trước

  • Các hàm số học: +, -, *, /, 1+, 1-, MOD, SQRT tác động lên các biểu thức số và cho kết quả là một số.

Ví dụ:

>(+ 5 6 2)

= 13

>(- 8 3)

= 5

>(- 8 3 1)

= 4

>(1+ 5) ; Tương đương (+ 5 1)

= 6

>(1- 5) ; Tương đương (- 5 1)

= 4

>(MOD 14 3)

= 2

>(sqrt 9) ; Lấy căn bậc hai của 9

= 3

  • Các hàm so sánh các số<,>,<=,>=, = và /=, cho kết quả là T hoặc NIL

Ví dụ:

>(<4 5)

= T

>(>4 (* 2 3))

= NIL

  • (EQ s1 s2) so sánh xem hai ký hiệu s1 và s2 có giống nhau hay không?

Ví dụ:

>(eq ‘tuong ‘tuong)

= T

>(eq ‘tuong ‘duong)

= NIL

>(eq ‘5 5 )

= T

  • (EQUAL o1 o2) so sánh xem đối tượng bất kỳ o1 và o2 có giống nhau hay không?

Ví dụ:

>(equal ‘(a b c) ‘(a b c))

= T

>(equal ‘(a b c) ‘( b a c))

= NIL

>(equal ‘a ‘a)

= T

  • Các hàm thao tác trên danh sách: CAR, CDR, CONS và LIST
  • (CAR L) nhận vào danh sách L, trả về phần tử đầu tiên của L.

Ví du:

>(CAR '(1 2 3))

= 1

>(CAR 3)

Error: bad argument type - 3

>(CAR nil)

= NIL

>(CAR '((a b) 1 2 3))

= (A B)

  • (CDR L) nhận vào danh sách L, trả về một danh sách bằng phần còn lại của danh sách L sau khi bỏ đi phần tử đầu tiên.

Ví dụ:

>(cdr '(1 2 3))

= (2 3)

>(cdr 3)

Error: bad argument type - 3

>(cdr nil)

= NIL

>(cdr '(1))

= NIL

>(CAR (CDR ‘(a b c)))

= B

  • Viết gộp các hàm: Ta có thể dùng hàm C..A/D..R để kết hợp nhiều CAR và CDR (có thể thay thế việc lồng nhau tới 4 cấp)

Ví du:

(CADR ‘(a b c))

= B

  • (CONS x L) nhận vào phần tử x và danh sách L, trả về một danh sách, có được bằng cách thêm phần tử x vào đầu danh sách L

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Ngôn ngữ lập trình. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10783/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Ngôn ngữ lập trình' conversation and receive update notifications?

Ask