<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Phạm vi biến cục bộ.
Phạm vi biến module.
Phạm vi biến toàn cục.
Global<Tên biến>[As<Kiểu dữ liệu>]
Dim<Tên biến>[As<Kiểu dữ liệu>]
Biến cục bộ được định nghĩa bằng từ khóa Dim sẽ kết thúc ngay khi việc thi hành thủ tục kết thúc.
- Biến Module được khai báo bằng từ khóa Dim hay Private&đặt trong phần khai báo của Module.
Ví dụ:
Private Num As Integer
- Tuy nhiên, các biến Module này có thể được sử dụng bởi các chương trình con trong các Module khác. Muốn thế chúng phải được khai báo là Public trong phân Khai báo (General|Declaration) của Module.
Ví dụ:
Public Num As Integer
Lưu ý: Không thể khai báo biến với từ khóa là Public trong chương trình con.
Một chương trình con đôi lúc cần thêm một vài thông tin về trạng thái của đoạn mã lệnh mà nó định nghĩa để thực thi. Những thông tin này là các biến được truyền vào khi gọi chương trình con, các biến này gọi là tham số của chương trình con.
Có hai cách để truyền tham số cho chương trình con: Truyền bằng giá trị&truyền bằng địa chỉ.
Với cách truyền tham số theo cách này, mỗi khi một tham số được truyền vào, một bản sao của biến đó được tạo ra. Nếu chương trình con có thay đổi giá trị, những thay đổi này chỉ tác động lên bản sao của biến. Trong VB, từ khóa ByVal được dùng để xác định tham số được truyền bằng giá trị.
Ví dụ:
Sub Twice (ByVal Num As Integer)
Num = Num * 2
Print Num
End Sub
Private Sub Form_Click()
Dim A As Integer
A = 4
Print A
Twice A
Print A
End Sub
Kết quả thực hiện của đoạn chương trình trên:
4
8
4
Truyền tham số theo địa chỉ cho phép chương trình con truy cập vào giá trị gốc của biến trong bộ nhớ. Vì thế, giá trị của biến có thể sẽ bị thay đổi bởi đoạn mã lệnh trong chương trình con. Mặc nhiên, trong VB6 các tham số được truyền theo địa chỉ; tuy nhiên ta có thể chỉ định một cách tường minh nhờ vào từ khóa ByRef.
Ví dụ:
Sub Twice (Num As Integer)
Num = Num * 2
Print Num
End Sub
Private Sub Form_Click()
Dim A As Integer
A = 4
Print A
Twice A
Print A
End Sub
Kết quả thực hiện của đoạn chương trình trên:
4
8
8
Bẫy lỗi trong Visual Basic
Các thao tác bẫy các lỗi thực thi của chương trình là cần thiết đối với các ngôn ngữ lập trình. Người lập trình khó kiểm soát hết các tình huống có thể gây ra lỗi. Chẳng hạn người ta khó có thể kiểm tra chặt chẽ việc người dùng đang chép dữ liệu từ đĩa mềm (hay CD) khi chúng không có trong ổ đĩa. Nếu có các thao tác bẫy lỗi ở đây thì tiện cho người lập trình rất nhiều.
Visual Basic cũng cung cấp cho ta một số cấu trúc để bẫy các lỗi đang thực thi.
Cú pháp:
Dạng 1:
On Error GoTo<Tên nhãn>
<Các câu lệnh có thể gây ra lỗi>
<Tên nhãn>:
<Các câu lệnh xử lý lỗi>
Ý nghĩa:
-<Tên nhãn>: là một tên được đặt theo quy tắc của một danh biểu.
- Nếu một lệnh trong<Các câu lệnh có thể gây ra lỗi>thì khi chương trình thực thi đến câu lệnh đó, chương trình sẽ tự động nhảy đến đoạn chương trình định nghĩa bên dưới<Tên nhãn>để thực thi.
Dạng 2:
On Error Resume Next
<Các câu lệnh có thể gây ra lỗi>
Ý nghĩa:
- Nếu một lệnh trong<Các câu lệnh có thể gây ra lỗi>thì khi chương trình thực thi đến câu lệnh đó, chương trình sẽ tự động bỏ qua câu lệnh bị lỗi và thực thi câu lệnh kế tiếp.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình visual basic' conversation and receive update notifications?