<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
- PAM ( Pulse Amlitude Modulation: Biến điệu biên độ xung ).
- PWM ( Pube Width Mod: Biến điệu độ rộng xung ).
- PPM ( Pulse Position Mod: Biến điệu vị trí xung ).
- Hình 6.7 : Vẽ một sóng mang sC(t) một tín hiệu chứa tin s(t) và tín hiệu PAM sm(t). Ở đó ta thấy chỉ có biên độ của xung sóng mang bị thay đổi, còn dạng xung vẫn giữ không đổi.
Nhớ là sm(t) không phải là tích của s(t) với sC(t).
Ta gọi sm(t) trong trường hợp này là PAM đỉnh phẳng ( flat top PAM ) hoặc PAM lấy mẫu tức thời ( Instantanous Sampling PAM )
Hình 6.7: PAM đỉnh phẳng
- Nếu lấy tích của sC(t) và s(t), ta có kết quả là sóng PAM vẽ như hình 6.8. Ở đó, chiều cao các xung không phải là hằng mà thay đổi theo đường cong của s(t). Trường hợp này, ta gọi là PAM lấy mẫu tự nhiên ( Natural Sampling ).
Hình 6.8: PAM lấy mẫu tự nhiên
Hình 6.9: Biến đổi F của PAM lấy mẫu tự nhiên
Hình 6.10: Mạch tạo ra sóng biến điệu
Biến đổi F của tín hiệu đã lấy mẫu ở ngõ vô của lọc được tìm từ định lý lấy mẫu. Chuỗi F của chuỗi xung lực có những trị Cn bằng nhau với mọi n. Biến đổi F của sóng được lấy mẫu xung lực vẽ ở hình 6.11
Hình 6.11: Biến đổi F của sóng được lấy mẫu xung lực.
Biến đổi F của output của mạch lọc là tích của biến đổi trên đây với hàm chuyển của mạch lọc. Hàm chuyển này được vẽ ở hình 6.12.
Cuối cùng biến đổi của output vẽ ở hình 6.13. Nhớ rằng phần tần số thấp của nó không phải là một phiên bản bị méo của S(f).
Hình 6.12: Hàm chuyễn của mạch lọc
Hình 6.13: Biến đổi F của PAM đỉnh phẳng
Thí dụ 1: Một tín hiệu chứa tin có dạng: s(t) =
sc(t)1T2TtĐược truyền bằng cách dùng PAM. Sóng mang là chuỗi xung tam giác tuần hoàn như hình 6.14. Tìm biến đổi F của sóng biến điệu.
Hình 14: Sóng mang.
Giải:
Ta xem hình 6.10. Output của mạch lấy mẫu bằng xung lực lý tưởng có biến đổi F.
S (f ) =
Trong đó S(f) là biến đổi F của . Biến đổi này là một xung như hình vẽ.
Mạch lọc phải thay đổi mỗi xung lực thành một xung tam giác. Đáp ứng xung lực của chúng là một xung tam giác mà biến đổi của nó là:
H(f ) =
Cuối cùng, biến đổi F của sóng PAM được cho bởi tích của S(f).H(f) như hình vẽ 6.15.
Hình 6.15: Biến đổi F của ví dụ 1.
Sự quan sát tổng quát có ý nghĩa về PAM là sóng PAM chiếm tất cả những tần số từ zero đến vô hạn. Như vậy, nó bị xem là không thể truyền có hiệu quả trong không khí cũng như Multiplexing.
Vì phần có ý nghĩa nhất của biến đổi F của sóng PAM nằm xung quanh tần số zero, ta thường dùng AM hoặc FM để gửi sóng PAM. Đó là, ta xem sóng PAM như là tín hiệu chứa tin và nó biến điệu một sóng mang hình sin. Nhưng tại sao ta phải thực hiện một biến điệu kép, mà không truyền tín hiệu gốc bằng AM hoặc FM ? Hãy nhớ là tín hiệu gốc không có dạng Analog liên tục mà là tín hiệu rời rạc.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?