<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Trong chương II chúng ta đã đề cập về máy bơm cánh quạt, là loại máy bơm được dùng phổ biến trong tưới tiêu nông nghiệp, ở chương này chúng ta tìm hiểu thêm một số loại máy bơm khác được dùng trong nhiều lĩnh vực khác mà cả trong nông nghiệp cũng có khi phải dùng đến.
Căn cứ vào cấu tạo và hoạt động của bơm pittông chúng ta có thể chia chúng thành các loại: bơm pittông tác dụng đơn và bơm pittông tác dụng kép, bơm sai động, bơm pittông quay ... Trong đó nếu căn cứ vào cấu tạo của pittông lại có thể phân hai loại là pittông thường ( Hình 7 - 1,a và 7 - 2, a ) và pittông trụ ( Hình 7-1,b ). Bơm pittông bơm được lưu lượng nhỏ ( từ 0,01 ...250 m3/h ) nhưng cột nước cao (từ 0,25 ...250 at).
Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của loại bơm này thể hiện ở Hình ( 7 - 1,a ): Pittông 2 tịnh tiến qua lại trong xi lanh 1 nhờ cơ cấu động gồm trục O, biên 5 và thanh truyền 4, con trượt. Dung tích xi lanh nằm giữa hai điểm chết của pittông bằng dung tích chất lỏng trong mỗi lần hoạt động của pittông ở điều kiện lý thuyết ( không có tổn thất dung tích ) Khi pittông chuyển động sang phải thì van 8 đóng, van 7 mở, chất lỏng từ bể hút 11 hút lên lòng xi lanh. Khi pittông đến điểm chết bên phải thì hoàn thành quán trình hút. Sau đó pittông chuyển động ngược lại thì van 7 đóng, van 8 mở, chất lỏng được đẩy lên bể 10. Pittông đến điểm chết trái thì quá trình đẩy hoàn thành. Như vậy cứ mỗi vòng quay của trục O thì bơm thực hiện được một chu trình hút và đẩy. Khi trục O quay một góc
Hình 7 - 1. Sơ đồ máy bơm pittông tác dụng đơn.
a) Bơm pittông thường: 1- xi lanh; 2- pittông; 3- cán pittông.
b) Bơm pittông trụ: 1- buồng công tác; 2- pittông trụ.
thì pittông dịch được một quãng S = r ( 1 - cos ) l ( 1 - cos ); trong đó r - bán kính quay, l - độ dài thanh truyền; dấu cộng khi pittông tịnh tiến từ trái sang phải, dấu trừ khi
ngược lại. Từ hai tam giác BAK và OKA ta có lsin = rsin và đặt r/l = ta có :
S = r ( 1 - cos sin2 ) ( * )
Trường hợp thanh truyền có nằm ngang thì = 0; khi đó ( * ) trở thành:
S = r ( 1 - cos ) ( ** )
Cơ cấu culit 13 đáp ứng điều kiện ( ** ) ( Cơ cấu 13 chỉ dùng cho máy nhỏ ). Từ ( ** ) tính được vận tốc của pittông:
v = ( 7 - 1 )
Gia tốc của pittông a là:
a = cos( 7 - 2 )
Khoảng cách hai điểm chết là S (m) gọi là khoảng chạy của pittông, đường kính trong của xi lanh là D (m), số vòng quay của trục chính là n (v/ph). Vậy lưu lượng lý thuyết của bơm pittông tác dụng đơn là:
Ql = ; ( m3/s )( 7 - 3 )
Pittông thuờnwg có dạng tấm tròn có kích thước đường kính ngoài lớn hơn chiều dài nhiều lần, còn pittông trụ có đường kính ngoài nhỏ hơn chiều dài của nó.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Máy bơm và trạm bơm' conversation and receive update notifications?