<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
KHÁI NIỆM VỀ THÁO VÀ LẮP XE
- Quy trình tháo xe, tháo cụm phải hợp lý nhất nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng tháo;
- Phải đảm bảo an toàn cho chi tiết tháo, tăng tính kinh tế sửa chữa;
- Phải cơ giới hoá, tự động hoá, cải tiến dụng cụ tháo để giải phóng lao động nặng nhọc và để tăng năng suất lao động.
Quy trình lắp chặt chẽ hơn quy trình tháo.
- Là khâu quyết định chất lượng cụm máy, xe vì nó phải đảm bảo độ chính xác lắp ghép, vị trí tương quan giữa các bề mặt lắp ghép (khe hở, độ dôi, độ song song, độ vuông góc...);
- Phải đảm bảo quy trình lắp hợp lý, để đạt độ chính xác cao, năng suất cao.
- Phải có các nguyên công kiểm tra chặt chẽ ở từng công đoạn lắp, sử dụng nhiều dụng cụ kiểm tra;
- Khối lượng lao động nhiều hơn khi tháo, với trình độ tay nghề, kinh nghiệm cao hơn;
- Sử dụng nhiều dụng cụ, thiết bị, đồ gá...
Nếu lắp không tốt chất lượng của cụm máy, xe sẽ thấp, tăng hao mòn. Thậm chí có trường hợp phải tháo ra lắp lại.
Nguyên tắc tháo
- Những thiết bị bao che, thiết bị điện phải tháo trước;
- Tháo từ ngoài vào trong;
- Dụng cụ tháo phải được qui định cho từng bước tháo;
- Quá trình tháo nên tiến hành phân loại ngay chi tiết được tháo ra, vì nếu không tổ chức tốt thì sau đó rất mất thời gian để tìm kiếm;
- Cấm không dùng búa, đục để tháo chi tiết. Nếu các chi tiết bị han rỉ khó tháo thì tẩm dầu hoả, dầu Diesel ngâm một thời gian mới tháo.
Các bước công nghệ trong dây chuyền tháo:
- Tháo sơ bộ:
+ Đối với toàn xe: cabin, thùng bệ, che chắn, thiết bị điện...
+ Đối với cụm,ví dụ:
Động cơ: tháo máy nén, bơm nước, quạt gió, bơm trợ lực lái, bầu lọc dầu, cácte dầu, bơm dầu, nắp che dàn xu páp, nắp bánh đà...
Hộp số: nắp hộp số, nút dầu.
Cầu sau: nắp cácte dầu, bán trục, nút dầu.
Trục trước: nắp moayơ bánh xe.
Mục đích của việc tháo sơ bộ là để rửa sạch trước khi tháo chi tiết.
- Tháo chi tiết: tháo cụm ra khỏi xe, tháo chi tiết ra khỏi cụm. Công việc được tiến hành ở các bộ phận tháo.
Nguyên tắc lắp:
- Lắp từ trong ra ngoài (ngược với quy trình tháo);
- Qui định dụng cụ lắp, dụng cụ kiểm tra và kiểm tra cho mỗi bước lắp. Ví dụ: các khe hở ghép nối, khe hở xu páp, khe hở cụm truyền động, khe hở bạc trục...
- Theo đúng mômen siết bu lông đã được qui định. Ví dụ: bu lông thanh truyền, ổ trục chính, nắp máy, trục khuỷu - bánh đà...
- Kiểm tra độ kín khít các mối ghép (xu páp - đế), độ trơn tru của các mối ghép (piston- xi lanh...).
- Theo đúng qui định các biện pháp an toàn mối ghép: đệm vênh, chốt chẻ, dây buộc...
- Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước mỗi công đoạn lắp ráp: rửa, xì nước, xì khí nén;
Các bước công nghệ trong dây chuyền lắp:
+ Chuẩn bị-sắp bộ: lựa sẵn những chi tiết sẽ lắp cho cụm máy đó;
+ Cân bằng tĩnh, động các chi tiết quay: trục khuỷu, bánh đà, quạt gió, puli...
+ Cân bằng khối lượng nhóm piston.
+ Chọn lắp: lựa chọn những chi tiết được sử dụng lại mà khe hở nhỏ
+ Chuẩn bị dụng cụ lắp và dụng cụ kiểm tra
+ Những nhóm chi tiết có thể lắp trước thì lắp trước, ví dụ: nhóm piston- séc măng- thanh truyền.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?